top of page

OPEN ACCESS AND CLOSED ACCESS

TẠP CHÍ ĐÓNG VÀ TẠP CHÍ MỞ



Tạp Chí Đóng (Closed Access Journals) Và Tạp Chí Mở (Open Access Journals) Là Gì?


Tạp chí truy cập mở (OA) chứa những thông tin trực tuyến và có sẵn miễn phí. OA thường mang ít rào cản về bản quyền và cấp phép hơn so với các tác phẩm được xuất bản truyền thống, cho cả người dùng và tác giả.


Tạp chí truy cập đóng (CA) hoạt động dựa trên đăng ký (subscription). Các độc giả như các nghiên cứu sinh, sinh viên, học viện giáo dục, v.v phải đăng ký tạp chí bằng cách trả một khoản phí thường được gọi là Phí đăng ký (subscription fee). Có nghĩa là chỉ những người đăng ký mới có thể xem toàn bộ các phần của một bài báo đã xuất bản.


Nói tóm tắt thì đối với các độc giả, OA sẽ dễ truy cập và sử dụng thông tin hơn, còn CA thường phải trả một khoản phí để đọc toàn bộ (full-text) bài nghiên cứu. Còn đối với các nhà nghiên cứu muốn nộp bài báo của mình thì thường phải trả một khoản phí cho quá trình peer-reviewed tại tạp chí OA, và thường không phải trả khoản phí nào cho tạp chí CA.


Ví dụ cho tạp chí mở:

Applied Food Research (ISSN 2772-5022)

Artificial Intelligence in the Life Sciences (ISSN 2667-3185)

Clinical Epidemiology and Global Health (ISSN 2213-3984)


Ví dụ cho tạp chí đóng:

Nature Reviews Earth & Environment ( ISSN 2662-138X (online))

Computers in Human Behavior (ISSN 0747-5632)

Tourism Management ( ISSN 0261-5177)


Một Số Lưu Ý Cho Tạp Chí Truy Cập Mở (Oa)

APC (article processing charge) là một khoản phí chi trả khi công bố một bài báo trong một tạp chí truy cập mở. APC được dùng để chi trả các khoản như cung cấp các công cụ trực tuyến cho các biên tập viên và tác giả, sản xuất và lưu trữ bài báo, etc. APC, phải trả khi bản thảo của tác giả được chấp nhận về mặt biên tập và trước khi xuất bản, và sẽ được chính tác giả, nhà tài trợ, hoặc các tổ chức chi trả.


Tại sao một số tạp chí truy cập đóng lại có phần “Support Open Access”? Điều này có nghĩa là trong một tạp chí truy cập đóng , tác giả có thể chi trả một khoản phí cho việc công bố nghiên cứu của mình nhằm cấp quyền truy cập mở cho bài nghiên cứu của mình. Có nghĩa là, dù bài nghiên cứu ấy được công bố trong một tạp chí đóng, độc giả vẫn có thể đọc được toàn bộ bài mà không cần phải trả thêm khoản phí nào. Việc này còn được gọi bằng một cái tên khác là Hybrid journals.


Xuất bản Green OA là gì? Green OA có nghĩa là các tác giả có thể công bố các phiên bản trước khi xuất bản cho độc giả sử dụng miễn phí. Các tác giả có thể cung cấp quyền truy cập vào các bản in trước hoặc các bản in sau (với sự cho phép của nhà xuất bản) trong một kho lưu trữ tổ chức (Ví dụ như thư viện trường đại học).


Phần đặc biệt: Làm thế nào để nộp và công bố bài báo khoa học khi không có đủ chi phí chi trả APC? Nếu bạn đến từ các quốc gia đang phát triển (developing countries), có rất nhiều tạp chí miễn phí hoặc giảm giá APC cho bạn nhằm thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu tại quốc gia đó. Ngoài ra, bạn có thể nộp đơn xin tài trợ từ các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ, hoặc cũng có thể là chính tạp chí bạn muốn nộp vào.


Để tìm hiểu thêm về các tạp chí truy cập mở (OA), các bạn có thể xem thêm tại:


Nên Chọn Tạp Chí Nào Để Nộp Bản Thảo Nghiên Cứu?

Hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều và sai lệch về chất lượng của các tạp chí đóng và mở. Thậm chí có những ý kiến cho rằng các tạp chí truy cập mở là không đáng tin cậy. Tuy nhiên, chất lượng của các loại tạp chí không nằm ở việc truy cập đóng hay mở mà phụ thuộc vào các yếu tố như độ tác động của các bài báo. Vì vậy, các tác giả hãy cân nhắc kĩ khi nộp bài báo của mình vào các tạp chí. Sau đây là một số yếu tố có thể cân nhắc trước khi nộp.


Độ nhận diện. Đối với các tạp chí mở, các bài báo khoa học thường sẽ được truy cập nhiều hơn vì không phải mất phí đăng ký.


Phí công bố. Thông thường, các tác giả sẽ phải chi trả cho một khoản phí sau khi bài báo được duyệt trong các tạp chí truy cập mở. Đối với các tạp chí truy cập đóng, do độc giả sẽ phải trả phí (subscription fee) nên tác giả thường sẽ không mất phí duyệt và công bố.


Độ tin cậy. Một trong những lí do mà độ tin cậy của các tạp chí truy cập mở thường bị nghi ngờ là do chưa có hệ số đo lường tác động - Impact Factor (IF). Một vài tạp chí mở còn mới và non trẻ nên chưa có được IF, trong khi các tạp chí truy cập đóng thường đã có IF nhằm giúp độc giả và tác giả đánh giá độ tin cậy của tạp chí đó.


Tốc độ duyệt bài. Thông thường, ở các tạp chí đóng sẽ cần nhiều thời gian để duyệt bài và công bố hơn. Ngược lại, quá trình này sẽ nhanh hơn ở các tạp chí mở.


Lời kết: Với vai trò là tác giả hoặc độc giả, chúng ta nên phân biệt được hai loại tạp chí cơ bản này và đánh giá chúng một cách khách quan trước khi nhận định, đọc các bài báo khoa học hay nộp bản thảo nhé.


Nguồn tham khảo:


ff405e050ddc7cfd7f1536202b3093a1.jpg

Hi, thanks for stopping by!

I'm Bo. And this blog contains anything related to experience, knowledge, stories, IELTS... of a young girl!

Let the posts
come to you.

Thanks for submitting!

  • Facebook
  • Instagram
  • Twitter
  • Pinterest
bottom of page